Biến độc lập 44 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các ngân hàng TMCP niêm yết tại việt nam (Trang 55 - 57)

6. Kết cấu của luận văn 3 

2.3 Kiểm định tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn

2.3.2.2 Biến độc lập 44 

đã xóa cho khách hàng/Tổng dư nợ), NPLR (Nợ xấu/Tổng dư nợ), CRR (Tổng dư

nợ/Tổng tài sản có), LLP (Dự phịng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ). Do mẫu nghiên cứu là các NHTMCP niêm yết với quy mô khác nhau và thời gian nghiên cứu từ năm 2004 - 2014 nên tác giả đưa thêm 2 biến kiểm sốt vào mơ hình đó là biến quy mơ ngân hàng và biến giả (D = 0: giai đoạn trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2004 - 2007, D = 1: giai đoạn từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến nay 2008 -

2014). Việc đưa thêm biến quy mơ ngân hàng vào mơ hình của tác giả dựa trên

cơng trình nghiên cứu của Boahene và cộng sự (2012) nhằm kiểm soát ảnh hưởng của yếu tố khác đến tác động của rủi ro tín dụng lên tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.

Mơ hình hồi quy chính thức:

ROEi,t = α0 + β NCOTLi,t + δ NPLRi,t + θ CRRi,t+ LLPi,t + ∅ SIZEi,t+ γ Di,t+ εi,t

2.3.2.1 Biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc của mơ hình hồi quy là ROE. Tỷ số ROE được xác định bằng lợi nhuận ròng sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu vào thời điểm cuối năm. ROE đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đơng ngân hàng. Nó thể hiện thu nhập mà các cổ

đông nhận được từ việc đầu tư vốn vào ngân hàng.

2.3.2.2 Biến độc lập Biến rủi ro tín dụng Biến rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng được đo lường bởi 3 biến chính là NCOTL (Nợ đã xóa cho khách hàng/Tổng dư nợ), NPLR (Nợ xấu/Tổng dư nợ), CRR (Tổng dư nợ/Tổng tài sản có), LLP (Dự phịng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ). Dựa vào các nghiên cứu trước

đây, tác giả nhận thấy tác động của biến rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn

chủ sở hữu ở các quốc gia khác nhau, trong những khoảng thời gian khác nhau là không giống nhau nên mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và tỷ suất sinh lời trên vốn

Biến SIZE (Quy mô ngân hàng)

Quy mô ngân hàng được thể hiện qua tổng tài sản của ngân hàng và được tính theo logarit tự nhiên của tổng tài sản:

Biến SIZE = Ln (Tổng tài sản) (Cách xác định này tương tự như trong nghiên cứu của: Gropp và Heider (2009), Octavia và Brown (2008)).

Các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu có quy mơ hoạt động khác nhau, có ngân hàng có tài sản cao nhất trong hệ thống (trên 400.000 tỷ đồng) như

Vietinbank, Vietcombank, BIDV. Nhưng cũng có ngân hàng có quy mơ tài sản thấp hơn (dưới 200.000 tỷ đồng) như ACB, MB, Eximbank, Sacombank, SHB, Ngân

hàng TMCP Quốc Dân. Vì vậy, khẩu vị rủi ro và khả năng chịu đựng rủi ro tín dụng giữa các ngân hàng này cũng sẽ khác nhau. Có thể đối với ngân hàng này mức rủi ro tín dụng hiện tại là đang trong tầm kiểm sốt, có thể chấp nhận được nhưng đối với một số ngân hàng khác mức rủi ro này là q lớn, thậm chí có thể làm cho ngân hàng bị phá sản. Các nghiên cứu của Akhtar (2011), Boahene và cộng sự (2012), Phạm Hữu Hồng Thái (2013) cũng đưa biến quy mô vào mơ hình khi xem xét tác

động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Từ những lập luận

trên, tác giả quyết định đưa biến quy mơ vào mơ hình hồi quy để xét mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng TMCP niêm yết tại Việt Nam.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới sử dụng biến SIZE (Ln (Tổng tài sản)) để đo lường quy mô ngân hàng và hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa quy mô ngân hàng và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu như nghiên cứu của Short (1979), Boyd và Runkle (1993), Boahene (2012),… Bên cạnh đó vẫn có một số nghiên cứu cho ra kết quả khác như Amel và cộng sự (2004), Athanasoglou và cộng sự (2006) cho rằng kích thước ngân hàng ảnh hưởng tích cực

đến khả năng sinh lời trong một giới hạn nhất định và sau thời điểm đó ảnh hưởng

của nó có thể là tiêu cực. Do đó, mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là chưa xác định.

Biến giả D

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã gây ảnh hưởng nặng nề đến hầu hết

các ngành nghề sản xuất, kinh doanh trong cả nước, các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, số lượng cơng ty bị phá sản đã lên con số hàng ngàn. Hoạt động tín

dụng của ngân hàng vì vậy cũng bị ảnh hưởng rất lớn khi mà doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, khơng trả được nợ. Để tìm hiểu xem có hay khơng sự tác động của cuộc

khủng hoảng kinh tế thế giới đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các ngân hàng TMCP niêm yết, tác giả chia khoảng thời gian nghiên cứu thành hai giai đoạn trước và sau cuộc khủng hoảng. Kết quả chạy mơ hình sẽ cho biết cuộc khủng hoảng kinh tế có ảnh hưởng đến ROE của ngân hàng hay khơng, và tác động của nó là tích cực hay tiêu cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các ngân hàng TMCP niêm yết tại việt nam (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)